Công nghệ ảo hóa VMware luôn được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, đây là phẩn mềm vô cùng quan trọng trong việc thiết lập máy chủ, tối đa các thiết bị. Vậy Công nghệ ảo hóa – VMware vSphere là gì và cách hoạt động như thế nào cũng như có những thành phần gì? Hãy cùng Quang Sơn PC tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Công nghệ ảo hóa VMware vSphere là gì?
Có lẽ, với sự phát triển của công nghệ chúng ta không còn quá xa lạ với khái niệm ảo hóa. Trong những ông lớn của lĩnh vực này thì cái tên VMware được biết đến là tập đoàn đứng đầu và chiếm thị phần khá lớn trên toàn cầu (khoảng trên 75%).
VMware là một phần mềm tạo máy ảo hoạt động trên các hệ điều hành Linux, Windows bằng việc cài đặt trực tiếp trên máy tính hoặc server vật lý. Bên cạnh VMware Server, VMware Workstation thì VMware vSphere là phiên bản được nhiều người dùng biết đến. Phiên bản này được ứng dụng rộng rãi trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp lớn.
Công nghệ ảo hóa VMware vSphere cho phép xây dựng hạ tầng điện toán đám mây sử dụng nền tảng ESX/ESXi.
Nhờ có công nghệ ảo hóa mà số lượng máy chủ vật lý sẽ giảm, tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí về phần cứng, tối ưu hiệu suất của thiết bị.
VMware vSphere được chia thành 3 phiên bản nhỏ hơn đó là:
– VMware vSphere Standard Edition: Giải pháp ảo hóa cơ bản, tiết kiệm về phần cứng.
– VMware Vsphere Enterprise Edition: Giải pháp giúp người dùng tùy biến tối ưu cơ sở hạ tầng.
– VMware Vsphere Enterprise Plus Edition: Có đầy đủ các tính năng, bạn có thể biến toàn bộ Data Center thành hệ thống điện toán đám mây.
Các lớp trong công nghệ ảo hóa VMware vSphere
Dịch vụ cơ sở hạ tầng – Infrastructure Services
Có chức năng tổng hợp và phân bổ tài nguyên của các máy chủ có trong cơ sở hạ tầng vật lý với 3 loại:
– VMware vCompute: Tổng hợp tài nguyên trên những máy chủ khác nhau và phân bố lại cho các ứng dụng.
– VMware vStorage: Là tập hợp các công nghệ để quản lý việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu hiệu quả nhất.
– VMware vNetwork: Giúp đơn giản hóa và tăng cường kết nối mạng trong môi trường ảo.
Dịch vụ ứng dụng – Application Services
Là tập hợp các dịch vụ để đảm bảo tính khả dụng, mức độ bảo mật và khả năng mở rộng các ứng dụng. Ví dụ như Fault Tolerance và High Availability.
Trung tâm quản lý – VMware vCenter Server
Là nơi kiểm soát duy nhất cho toàn bộ trung tâm dữ liệu. VMware vCenter Server thực hiện các công việc đặc trưng như kiểm soát việc cấu hình, kiểm soát truy cập, giám sát hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Người dùng – Client
Người dùng có thể truy cập từ xa để vào trung tâm dữ liệu của VMware vSphere thông qua trình duyệt web tại các máy khách như vSphere Client hay Web Access.
Bạn có thể tham khảo VMware vSphere Component Layers dưới đây để hiểu hơn về sự kết nối giữa các lớp của công nghệ ảo hóa VMware vSphere.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ ảo hóa VMware vSphere
Được xây dựng dựa trên các phiên bản trước nên VMware vSphere được trang bị các tính năng ưu việt, có khả năng mở rộng cũng như độ tin cậy cao hơn.
Nền tảng ESX/ESXi được coi như 1 lõi hệ điều hành được và được cài đặt trực tiếp trên máy chủ vật lý. Khi đó, nó có thể tương tác trực tiếp với phần cứng và quản lý việc chia sẻ tài nguyên cho các ứng dụng. Điều này hoàn toàn khác với phiên bản VMware Workstation và VMware Server khi sử dụng Linux hay windows để thực hiện công việc này.
Điều này giúp ESX/ESXi linh hoạt hơn khi quản lý và phân phối tài nguyên nên có thể tạo ra các tính năng phù hợp với môi trường doanh nghiệp.
Với việc sử dụng VMware vSphere, quản trị viên có rất nhiều công cụ để lựa chọn cho từng trường hợp khác nhau. Từ một vài cho đến hàng nghìn server vật lý. Nhờ đó, bạn có thể chủ động điều khiển việc sử dụng các nguồn tài nguyên, tạo tính sẵn sàng cao và khả năng chịu lỗi ưu việt hơn.
Các tính năng của VMware vSphere
– Bộ sản phẩm của VMware vSphere cho phép cung cấp các tính năng phục vụ cho ảo hóa như:
– Đảm bảo công việc diễn ra liên tục khi một hệ thống bất kỳ bị lỗi
– Di chuyển các máy ảo nhanh chóng sang một hệ thống khác mà không bị downtime.
– Bảo vệ và backup dữ liệu, restore các máy ảo. Có thể cho phép bên thứ 3 dùng các APIs vào backup.
– Mở rộng tài nguyên RAM, CPU của máy mà không có downtime.
– Di chuyển máy ảo sang phân cùng lưu trữ khác mà không có downtime,
– Kết hợp các luồng truy cập từ nhiều cổng song song trong 1 giao diện quản lý.
– Quản lý tài nguyên từ nhiều server thành 1 khối, đồng thời tự động cân bằng tải.
– Tạo máy ảo thông qua template có sẵn
– Tự động triển khai host thông qua ESXi.
– Quản lý tập trung, sử dụng Cluster level để theo dõi kết nối hệ thống mạng.
– Cho phép tạo và duy trì các vùng bảo mật riêng.
– Lựa chọn các storage theo các chính sách đã được định nghĩa sẵn.
VMware vSphere là phần mềm không thể thiếu cho doanh nghiệp bởi khả năng cung cấp rất nhiều tính năng ưu việt cho hoạt động của các doanh nghiệp, giúp thuận tiện cho làm việc hơn, tối ưu chi phí hơn. Quang Sơn PC tin rằng bạn đã có kiến thức cơ bản về phần mềm này cũng như đưa ra cho anh em lợi ích của phần mềm ảo hóa này.